Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

tham va lam viec voi trang trai


Thay đổi tư duy nông nghiệp

(DĐDN) Chính phủ dùng nhiều hình thức khuyến khích để đến năm 2020, VN giữ được 3,8 triệu ha trồng lúa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại nghi ngại về khả năng phát triển cây lúa ở VN. 

 

Thay đổi tư duy nông nghiệp

 

 

(DĐDN) Chính phủ dùng nhiều hình thức khuyến khích để đến năm 2020, VN giữ được 3,8 triệu ha trồng lúa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại nghi ngại về khả năng phát triển cây lúa ở VN.

 

 

 

 

 

Chúng ta xuất phát từ lợi thế lúa, nhưng chúng ta không nên sản xuất lúa bằng mọi cách

 

Nghị định 42/2012/NĐ-CP Chính phủ phê duyệt có hiệu lực ngày 1/7/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã đề ra rất nhiều giải pháp "mạnh" nhằm quyết liệt giữ được đất trồng lúa. Theo đó, đến năm 2020 phải giữ được 3,8 triệu ha đất trồng lúa. Nghị định nêu rõ hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp hoặc canh tác các loại cây trồng khác; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất trồng các loại cây khác thành đất chuyên trồng lúa nước.

 

Giữ đất trồng lúa

 

Tuy nhiên, theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), chỉ trong 10 năm trở lại đây, diện tích đất trồng lúa đã giảm 270.000 ha. Hiện cả nước chỉ còn 4,1 triệu ha đất trồng lúa. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển sang cho các mục đích phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tình trạng chuyển đổi ồ ạt đất nông nghiệp để thành lập các cụm công nghiệp diễn ra ở nhiều địa phương đã gây lãng phí đất nghiêm trọng. Đã có 918 CCN do các tỉnh quyết định thành lập trên tổng diện tích 40.000 ha, nhưng mới đưa 7.500 ha đất vào sử dụng, tỉ lệ lấp đầy chỉ đạt hơn 26%.

 

Trước quan điểm của Nghị định 42, TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đưa ra ý kiến: Mục tiêu phải giữ được 3,8 triệu ha đất lúa cần xem xét lại. Trước tình trạng phát triển công nghiệp ào ạt, thiếu quy hoạch, lấy vào đất bờ xôi ruộng mật để chuyển sang làm dự án phi nông nghiệp, bỏ hoang… thì mọi người đặt ra vấn đề giữ đất lúa. Nhưng nay lại thấy rằng nhiều nơi nông dân cứ mãi trồng lúa thì vẫn khổ, nếu cho họ chuyển sang trồng các loại cây khác đạt thu nhập cao hơn thì có cần thiết cứ bắt họ phải trồng lúa không ?

 

Ông Sơn thẳng thắn: "Câu chuyện cần đặt ra bây giờ là giữ đất nông nghiệp chứ không chỉ đất lúa. Nếu chỉ giữ đất làm lúa thì hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể lúa tốn nhiều nước nhất, trong khi tài nguyên nước đang rất thiếu. Chúng ta xuất phát từ lợi thế lúa, nhưng chúng ta không nên sản xuất lúa bằng mọi cách".

 

Hơn nữa, theo một số chuyên gia nước ngoài, trước đây, gạo được coi là nguồn lương thực chính, chi tiêu của người dân ở nhiều nước cho lương thực vẫn tập trung vào lúa gạo, nhưng ngày càng giảm nhu cầu sử dụng gạo mà tăng nhu cầu rau, thịt, trái cây, đồ uống. Lúa gạo chỉ chiếm 10 - 15% trong chi tiêu của người dân. Như vậy, VN cần phải thay đổi chính sách XK gạo cho phù hợp với nhu cầu thế giới: thay vì tăng lượng gạo XK để thu ngoại tệ thì có thể nghĩ tới loại cây trồng khác mang nguồn lợi nhiều hơn.

 

Ông Steaven Jaffee - chuyên gia Ngân hàng Thế giới, cho rằng: "Không nên quá cứng nhắc trong chính sách giữ đất lúa. Giả sử 1/3 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị ngập mặn do nước biển dâng vào năm 2070, chẳng lẽ cứ phải tiếp tục trồng lúa trên đất ngập mặn? Vả lại, những năm tới nếu cứ thúc đẩy trồng lúa để tăng sản lượng, có thể VN XK được 10 triệu tấn gạo, nhưng lúc đó giá lúa gạo chỉ còn 300 USD thì tổng kim ngạch XK gạo cũng vẫn cứ giảm. Được gì?".

 

Gia tăng giá trị XK

 

Hiện, diện tích lúa vụ 3 của vùng ĐBSCL đạt hơn 630.000 ha. Nếu năng suất đạt bình quân 5 tấn/ha thì mỗi năm VN có thêm khoảng 3 triệu tấn lúa (tương đương 1,5 triệu tấn gạo). Tuy nhiên, nông dân phải đánh đổi quá nhiều thứ. Trong vòng vài năm trở lại đây, ĐBSCL được các chuyên gia, nhà khoa học cảnh báo là một trong ba đồng bằng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m, sẽ có khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị mặn xâm nhập, mất khoảng 2 triệu hecta đất trồng lúa.

 

Như vậy, có thể thấy, việc xây đê bao ngăn lũ để phát triển diện tích lúa vụ 3, nhất là ở khu vực vùng trũng của ĐBSCL, cần phải tính toán hài hòa lợi ích kinh tế và sự sống còn của đồng bằng.

 

Hiện nay, quốc gia từng đứng đầu thế giới về sản lượng gạo XK là Thái Lan đã tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các loại gạo phẩm cấp cao. Họ không còn quan tâm XK gạo dựa vào số lượng mà chủ yếu dựa vào chất lượng hạt gạo. Trong canh tác họ cũng chủ động giảm hệ số sử dụng đất thái quá, không còn bắt đất đai phải làm việc không ngơi nghỉ như trước. Trong khi đó, mục tiêu XK gạo của DN VN vẫn chủ yếu hướng đến danh hiệu dẫn đầu về số lượng.

 

“Nếu chúng ta cứ cặm cụi bất chấp mọi giá để tăng năng suất lúa, tăng lượng lúa gạo XK thì chắc chắn sẽ phải trả giá cho danh hiệu “quán quân” thế giới. Để làm ra hạt gạo, chúng ta phải đánh đổi quá nhiều thứ, trong khi phải bán với giá thấp. Đó là sự không công bằng và thiệt hại cho người nông dân”, ThS Nguyễn Hữu Thiện chuyên gia về đất ngập nước thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WWF) nhấn mạnh. Với giá gạo XK như hiện nay, nếu tính toán cụ thể chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về thì nông dân đang phải bảo hộ vô điều kiện cho các nước nhập khẩu lương thực, trong khi những cánh đồng ở hạ lưu sông Mêkông đang phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường…

 

Còn Đồng bằng Sông Hồng thì sao? GS Nguyễn Lân Hùng - chuyên gia lĩnh vực sinh học và nông nghiệp, phát biểu: "Ngành nông nghiệp của ta có rất nhiều cây trồng, vật nuôi có thể làm giàu. Tại sao cứ phải bám vào cây lúa, trong khi không còn hộ nông dân nào ở Bắc Bộ có thể sống nổi nếu chỉ dựa hoàn toàn vào trồng lúa, vì diện tích canh tác bình quân đầu người quá thấp. Bắc Bộ rất khó cho trồng lúa. Chúng ta cần xây dựng chiến lược để biến những tiềm năng sinh học làm giàu cho nông dân, chứ không nên chỉ trông vào cây lúa và mấy cây công nghiệp lâu năm". Nông dân miền Bắc không thể sống được với cây lúa. Tôi đồng ý vấn đề an ninh lương thực rất quan trọng, nhưng bên cạnh lúa gạo, phải để cho nông dân làm giàu lên bằng rất nhiều loại cây trồng khác, ông Hùng bày tỏ.

 

Còn nhớ, khi chuẩn bị bước vào WTO, ngành lúa gạo VN không hề ở “thế thủ”. Vậy mà, sau sáu năm, ngành này vẫn chưa có sự chuyển biến về chất. Đây cũng là câu hỏi rất cần sự trả lời của các chuyên gia, cơ quan chức năng...

 

Tuy nhiên, VN là một trong những "cái nôi” của nền văn minh lúa nước, việc giữ đất lúa được xem là biện pháp tối ưu để đảm bảo bền vững an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái. Chỉ có điều, bảo vệ như thế nào thì cần các nhà hoạch định cần bàn bạc chi tiết hơnDescription: http://dddn.vcmedia.vn/LF6tz33VxjHf1M3q2wAGVkArG1Pd/Image/2013/02/thaydoituduy12a1-8ad3e.gif

Chúng ta xuất phát từ lợi thế lúa, nhưng chúng ta không nên sản xuất lúa bằng mọi cách

Nghị định 42/2012/NĐ-CP Chính phủ phê duyệt có hiệu lực ngày 1/7/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã đề ra rất nhiều giải pháp "mạnh" nhằm quyết liệt giữ được đất trồng lúa. Theo đó, đến năm 2020 phải giữ được 3,8 triệu ha đất trồng lúa. Nghị định nêu rõ hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp hoặc canh tác các loại cây trồng khác; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất trồng các loại cây khác thành đất chuyên trồng lúa nước.

Giữ đất trồng lúa

Tuy nhiên, theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), chỉ trong 10 năm trở lại đây, diện tích đất trồng lúa đã giảm 270.000 ha. Hiện cả nước chỉ còn 4,1 triệu ha đất trồng lúa. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển sang cho các mục đích phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tình trạng chuyển đổi ồ ạt đất nông nghiệp để thành lập các cụm công nghiệp diễn ra ở nhiều địa phương đã gây lãng phí đất nghiêm trọng. Đã có 918 CCN do các tỉnh quyết định thành lập trên tổng diện tích 40.000 ha, nhưng mới đưa 7.500 ha đất vào sử dụng, tỉ lệ lấp đầy chỉ đạt hơn 26%.

Trước quan điểm của Nghị định 42, TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đưa ra ý kiến: Mục tiêu phải giữ được 3,8 triệu ha đất lúa cần xem xét lại. Trước tình trạng phát triển công nghiệp ào ạt, thiếu quy hoạch, lấy vào đất bờ xôi ruộng mật để chuyển sang làm dự án phi nông nghiệp, bỏ hoang… thì mọi người đặt ra vấn đề giữ đất lúa. Nhưng nay lại thấy rằng nhiều nơi nông dân cứ mãi trồng lúa thì vẫn khổ, nếu cho họ chuyển sang trồng các loại cây khác đạt thu nhập cao hơn thì có cần thiết cứ bắt họ phải trồng lúa không ?

Ông Sơn thẳng thắn: "Câu chuyện cần đặt ra bây giờ là giữ đất nông nghiệp chứ không chỉ đất lúa. Nếu chỉ giữ đất làm lúa thì hiệu quả kinh tế không cao, chưa kể lúa tốn nhiều nước nhất, trong khi tài nguyên nước đang rất thiếu. Chúng ta xuất phát từ lợi thế lúa, nhưng chúng ta không nên sản xuất lúa bằng mọi cách".

Hơn nữa, theo một số chuyên gia nước ngoài, trước đây, gạo được coi là nguồn lương thực chính, chi tiêu của người dân ở nhiều nước cho lương thực vẫn tập trung vào lúa gạo, nhưng ngày càng giảm nhu cầu sử dụng gạo mà tăng nhu cầu rau, thịt, trái cây, đồ uống. Lúa gạo chỉ chiếm 10 - 15% trong chi tiêu của người dân. Như vậy, VN cần phải thay đổi chính sách XK gạo cho phù hợp với nhu cầu thế giới: thay vì tăng lượng gạo XK để thu ngoại tệ thì có thể nghĩ tới loại cây trồng khác mang nguồn lợi nhiều hơn.

Ông Steaven Jaffee - chuyên gia Ngân hàng Thế giới, cho rằng: "Không nên quá cứng nhắc trong chính sách giữ đất lúa. Giả sử 1/3 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị ngập mặn do nước biển dâng vào năm 2070, chẳng lẽ cứ phải tiếp tục trồng lúa trên đất ngập mặn? Vả lại, những năm tới nếu cứ thúc đẩy trồng lúa để tăng sản lượng, có thể VN XK được 10 triệu tấn gạo, nhưng lúc đó giá lúa gạo chỉ còn 300 USD thì tổng kim ngạch XK gạo cũng vẫn cứ giảm. Được gì?".

Gia tăng giá trị XK

Hiện, diện tích lúa vụ 3 của vùng ĐBSCL đạt hơn 630.000 ha. Nếu năng suất đạt bình quân 5 tấn/ha thì mỗi năm VN có thêm khoảng 3 triệu tấn lúa (tương đương 1,5 triệu tấn gạo). Tuy nhiên, nông dân phải đánh đổi quá nhiều thứ. Trong vòng vài năm trở lại đây, ĐBSCL được các chuyên gia, nhà khoa học cảnh báo là một trong ba đồng bằng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m, sẽ có khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị mặn xâm nhập, mất khoảng 2 triệu hecta đất trồng lúa.

Như vậy, có thể thấy, việc xây đê bao ngăn lũ để phát triển diện tích lúa vụ 3, nhất là ở khu vực vùng trũng của ĐBSCL, cần phải tính toán hài hòa lợi ích kinh tế và sự sống còn của đồng bằng.

Hiện nay, quốc gia từng đứng đầu thế giới về sản lượng gạo XK là Thái Lan đã tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các loại gạo phẩm cấp cao. Họ không còn quan tâm XK gạo dựa vào số lượng mà chủ yếu dựa vào chất lượng hạt gạo. Trong canh tác họ cũng chủ động giảm hệ số sử dụng đất thái quá, không còn bắt đất đai phải làm việc không ngơi nghỉ như trước. Trong khi đó, mục tiêu XK gạo của DN VN vẫn chủ yếu hướng đến danh hiệu dẫn đầu về số lượng.

“Nếu chúng ta cứ cặm cụi bất chấp mọi giá để tăng năng suất lúa, tăng lượng lúa gạo XK thì chắc chắn sẽ phải trả giá cho danh hiệu “quán quân” thế giới. Để làm ra hạt gạo, chúng ta phải đánh đổi quá nhiều thứ, trong khi phải bán với giá thấp. Đó là sự không công bằng và thiệt hại cho người nông dân”, ThS Nguyễn Hữu Thiện chuyên gia về đất ngập nước thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WWF) nhấn mạnh. Với giá gạo XK như hiện nay, nếu tính toán cụ thể chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về thì nông dân đang phải bảo hộ vô điều kiện cho các nước nhập khẩu lương thực, trong khi những cánh đồng ở hạ lưu sông Mêkông đang phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường…

Còn Đồng bằng Sông Hồng thì sao? GS Nguyễn Lân Hùng - chuyên gia lĩnh vực sinh học và nông nghiệp, phát biểu: "Ngành nông nghiệp của ta có rất nhiều cây trồng, vật nuôi có thể làm giàu. Tại sao cứ phải bám vào cây lúa, trong khi không còn hộ nông dân nào ở Bắc Bộ có thể sống nổi nếu chỉ dựa hoàn toàn vào trồng lúa, vì diện tích canh tác bình quân đầu người quá thấp. Bắc Bộ rất khó cho trồng lúa. Chúng ta cần xây dựng chiến lược để biến những tiềm năng sinh học làm giàu cho nông dân, chứ không nên chỉ trông vào cây lúa và mấy cây công nghiệp lâu năm". Nông dân miền Bắc không thể sống được với cây lúa. Tôi đồng ý vấn đề an ninh lương thực rất quan trọng, nhưng bên cạnh lúa gạo, phải để cho nông dân làm giàu lên bằng rất nhiều loại cây trồng khác, ông Hùng bày tỏ.

Còn nhớ, khi chuẩn bị bước vào WTO, ngành lúa gạo VN không hề ở “thế thủ”. Vậy mà, sau sáu năm, ngành này vẫn chưa có sự chuyển biến về chất. Đây cũng là câu hỏi rất cần sự trả lời của các chuyên gia, cơ quan chức năng...

Tuy nhiên, VN là một trong những "cái nôi” của nền văn minh lúa nước, việc giữ đất lúa được xem là biện pháp tối ưu để đảm bảo bền vững an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái. Chỉ có điều, bảo vệ như thế nào thì cần các nhà hoạch định cần bàn bạc chi tiết hơn

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét